Dạ dày & Đại tràng
I. VIÊM LOÉT DẠ DÀY - TÁ TRÀNG:
1. Viêm loét dạ dày tá tràng là gì?
Viêm loét dạ dày tá tràng là một bệnh tiêu hóa xuất hiện khi dạ dày tá tràng bị viêm, loét.
Trong bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, các vết loét niêm mạc thường xuất hiện ở dạ dày và phần đầu của tá tràng. Niêm mạc đường tiêu hóa là lớp màng bên trong cùng, có chức năng sản xuất chất nhầy và enzyme để hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Sự tổn thương của niêm mạc, chủ yếu là do vi khuẩn H.pylori và thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs), sẽ gây ra tình trạng viêm loét dẫn đến cơn đau thượng vị và một số triệu chứng khác gây khó chịu cho người bệnh. Bên cạnh đó, khi niêm mạc bị tổn thương, nó sẽ làm suy giảm khả năng sản xuất chất nhầy, tạo điều kiện cho acid dạ dày phá hủy lớp mô bên dưới.
Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh có thể chữa được hoàn toàn nếu như được phát hiện sớm. Tuy nhiên, nếu bệnh không được chữa trị kịp thời, các vết loét có thể tiến triển sâu và nhiều hơn. Người bệnh sẽ có nguy cơ cao đối mặt với những biến chứng nguy hiểm của bệnh, gồm:(1)
– Hẹp môn vị
– Thủng dạ dày
– Xuất huyết tiêu hóa
– Ung thư dạ dày
2. Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng
Nguyên nhân viêm loét dạ dày tá tràng thường được biết đến như ăn thức ăn cay, thực phẩm không lành mạnh và căng thẳng thần kinh. Tuy nhiên, đây là một quan điểm không hoàn toàn chính xác khi nói về nguyên nhân gây ra viêm loét dạ dày.
Hiện nay, chưa có đủ bằng chứng khẳng định thức ăn và sức khỏe tâm thần có thể trực tiếp dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng. Stress căng thẳng), cũng như một số loại thực phẩm cay nóng có thể gây kích ứng và làm xấu đi tình trạng của vết loét dạ dày tá tràng, nhưng đây không phải là tác nhân trực tiếp tổn thương dạ dày và gây ra những vết loét.
Tương tự với rượu bia và những loại đồ uống có cồn khác, dù được đặt vào danh sách những thực phẩm có hại cho sức khỏe, nhưng cũng không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Song, người bị viêm loét dạ dày tá tràng, nếu không kiêng hoặc hạn chế rượu bia sẽ khiến các vết loét phát triển mạnh, dẫn đến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, rượu bia tiềm ẩn khả năng làm tăng đáng kể sự tổn thương của dạ dày.
a. Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori
Theo thông tin từ Hiệp hội Tiêu hóa Hoa Kỳ, nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori là một nguyên nhân chính dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Tìm hiểu sâu hơn về cơ chế bệnh sinh của loét dạ dày tá tràng, vi khuẩn Helicobacter pylori (còn được gọi là vi khuẩn HP) là một loại vi khuẩn tồn tại bên trong dạ dày, tá tràng người bị nhiễm bệnh.
Vi khuẩn HP làm tổn thương niêm mạc và gây ra những vết loét bằng cách sản sinh một loại men trong môi trường acid dạ dày và ăn mòn hàng rào chất nhầy. Từ đó dẫn đến việc người bị nhiễm vi khuẩn HP có khả năng cao bị viêm loét dạ dày tá tràng cũng như các loại bệnh về đường tiêu hóa khác.
b. Sử dụng các loại thuốc kháng viêm không steroid
Sử dụng thuốc giảm đau kháng viêm không steroid cũng là một nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.
Thuốc kháng viêm không steroid, hay còn được gọi là NSAID, là một loại thuốc có công dụng giảm đau phổ biến và người bệnh có thể tự mua mà không cần đơn thuốc từ bác sĩ. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng loại thuốc kháng viêm này sẽ khiến bạn tăng nguy cơ mắc phải những bệnh về đường tiêu hóa và viêm loét dạ dày tá tràng .
Hiệp hội Tiêu Hóa Hoa Kỳ đã công bố rằng, thuốc NSAID gây loét dạ dày tá tràng bằng cách làm gián đoạn khả năng tự bảo vệ của dạ dày và tá tràng khỏi acid bên trong dạ dày. Nguy hiểm hơn, NSAID còn là tác nhân cản trở quá trình lành loét, ảnh hưởng xấu đến các vết loét chảy máu ở dạ dày.
Do vậy, bạn nên thận trọng với các loại thuốc giảm đau không steroid. Trong trường hợp có nhu cầu sử dụng thuốc, bạn nên tham vấn với bác sĩ để được chỉ định liều lượng thuốc phù hợp.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN NHANH
3. Triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng
Tùy vào tình trạng sức khỏe và cơ thể mà mỗi người sẽ có những triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng khác nhau. Thậm chí, một số bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng không triệu chứng.
Hiệp hội Tiêu hóa Hoa kỳ cho biết, những triệu chứng thường gặp ở bệnh gồm:
– Xuất hiện các cơn đau thượng vị
– Đau nhói hoặc đau rát thượng vị 2 đến 5 tiếng sau ăn, khi bụng đói hoặc về đêm
– Buồn nôn và nôn mửa
– Chướng bụng, đầy hơi
Đối với những cơn đau rát vùng thượng vị, người bệnh có thể ăn các thực phẩm dễ tiêu hóa nhằm làm thuyên giảm cơn đau. Tuy nhiên, đây là một cách làm giảm cơn đau tức thời và không thể duy trì kết quả lâu. Bên cạnh đó, cách này tùy vào thể trạng của mỗi người mà có tác dụng hay không. Vì vậy, bạn có thể tham khảo cách làm giảm đau tức thời này nhưng đừng xem nó là một cách chữa trị tại nhà chính thức.(3)
Ngoài ra, người bệnh cũng cần phải lưu ý một số triệu chứng báo động khả năng biến chứng chảy máu và ung thư:
– Phân đen hoặc có lẫn máu đỏ
– Nôn mửa nhiều, có lẫn máu
– Giảm cân đột ngột, không lý do
– Thiếu máu không rõ lý do
– Nuốt nghẹn kéo dài
– Sờ được khối u ở bụng
Người nghi bị viêm loét dạ dày tá tràng cần đi đến bác sĩ ngay lập tức để có những phương pháp điều trị đúng và kịp thời.
4. Đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh
Theo dữ liệu từ Trung tâm Thông tin Công nghệ Sinh học Mỹ, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng phổ biến nhất ở độ tuổi từ 60 với 68%. Ở giai đoạn này, khảo sát cho thấy nam giới có nhiều khả năng mắc bệnh hơn nữ giới. Trong khi đó, viêm loét dạ dày tá tràng xảy ra ở những đối tượng dưới 60 tuổi chiếm 32%.
a. Người sống tại những nơi tiềm ẩn vi khuẩn HP
Những người sinh sống tại nơi có điều kiện vệ sinh kém sẽ có nhiều nguy cơ mắc viêm loét dạ dày tá tràng vì đây là những nơi tiềm ẩn khả năng cao nhiễm vi khuẩn HP.
Bên cạnh đó, các bác sĩ và các điều dưỡng cũng có khả năng nhiễm bệnh nếu các máy móc nội soi không được khử trùng đúng cách và bị lây vi khuẩn HP từ đó.
b. Người lạm dụng thuốc giảm đau
Thuốc giảm đau không steroid là một trong hai nguyên nhân chính gây ra tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng. Loại thuốc này làm suy giảm nghiêm trọng khả năng tự bảo vệ của niêm mạc dạ dày và cản trở quá trình lành ổ loét.
Theo báo cáo, những bệnh nhân sử dụng thuốc NSAID liên tục sẽ phải đối mặt với 4% các biến chứng do loét có thể ảnh hưởng đến tính mạng
c. Người sử dụng nhiều rượu bia
Rượu bia không phải là nguyên nhân chính gây ra viêm loét dạ dày tá tràng nhưng đây là một tác nhân nguy hiểm khiến bạn đối mặt với nguy cơ cao mắc bệnh. Lý do là vì rượu bia có khả năng phá hủy lớp nhầy bảo vệ niêm mạc, đồng thời tăng acid trong dạ dày khiến gây ra sự tổn thương và viêm loét ở dạ dày.
d. Người dễ bị căng thẳng thần kinh
Người thường xuyên hoặc dễ bị căng thẳng thần kinh sẽ gặp nhiều nguy cơ viêm loét dạ dày hơn người khác. Tùy thuộc về sức khỏe tâm thần nhưng khi căng thẳng, cơ thể sẽ kích thích dạ dày tiết ra acid nhiều hơn. Từ đó, chất acid này sẽ tác động xấu đến dạ dày tá tràng.
e. Người có chế độ ăn uống không khoa học
Chế độ ăn uống không khoa học hay ăn uống không điều độ, đi kèm với lối sống không lành mạnh được xem là những tác nhân gây rối loạn sự điều tiết acid dạ dày. Khi acid được tiết ra nhưng không có thức ăn bên trong dạ dày, acid sẽ “tấn công” chất nhầy khiến cho lớp niêm mạc giảm đi sự bảo vệ, nó dễ dàng bị tổn thương bởi các tác nhân khác .
5. Cách chẩn đoán bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
Hiện nay, đối với bệnh viêm loét dạ dày có 2 phương pháp chẩn đoán được sử dụng đó là nội soi tiêu hóa trên và 1 phương pháp ít phổ biến hơn là chụp x-quang tiêu hóa trên hàng loạt.
a. Phương pháp nội soi tiêu hóa trên
Để thực hiện phương pháp này, bác sĩ sẽ đặt một ống mềm có camera vào bên trong người bệnh nhân theo đường miệng, giúp phát hiện và chụp hình những tổn thương viêm loét.
Ngoài ra, phương pháp nội soi tiêu hóa trên còn có thể thực hiện để sinh thiết và hỗ trợ điều trị trong trường hợp bệnh nhân bị chảy máu dạ dày.
b. Phương pháp chụp X-quang tiêu hóa trên hàng loạt
Phương pháp tiếp theo được sử dụng là chụp X-quang tiêu hóa trên hàng loạt. Đây là một phương pháp chẩn đoán bệnh loét dạ dày tá tràng bằng cách chụp hình dạ dày và xem xét vết loét thông qua hình ảnh x-quang. Ở phương pháp này, bệnh nhân sẽ được yêu cầu uống chất cản quang barit trước khi chụp hình. Chất barit này sẽ giúp các bác sĩ xác định được các vết loét ở niêm mạc dạ dày và chẩn đoán tình trạng bệnh. Tuy nhiên, phương pháp này ít được sử dụng rộng rãi hơn so với phương pháp nội soi tiêu hóa trên vì khả năng phát hiện thương tổn kém hơn và không thể giúp sinh thiết hay hỗ trợ điều trị cầm máu.(4)
Ngoài ra, việc chẩn đoán nguyên nhân viêm loét dạ dày tá tràng còn bao gồm phương pháp kiểm tra HP bằng hơi thở . Phương pháp này so với hai phương pháp đã nêu trên thực hiện đơn giản hơn, bệnh nhân dễ dàng tiếp nhận hơn so với việc thực hiện nội soi. Mục đích của phương pháp này là để bác sĩ kiểm tra dạ dày, tá tràng bạn có bị nhiễm vi khuẩn HP hay không bằng cách uống dung dịch có chứa urea 15 – 30 phút trước khi lấy mẫu hơi thở. Phương pháp này được cho là có kết quả chính xác và có thể dễ dàng sử dụng với mọi đối tượng. Phương pháp này cũng được dùng như một cách đánh giá hiệu quả điều trị tiệt trừ vi khuẩn H.pylori với bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng sau một thời gian điều trị.
6. Các biến chứng viêm loét dạ dày tá tràng thường gặp
Bệnh nhân bị viêm loét dạ dày tá tràng ngoài đối mặt với những triệu chứng của bệnh còn phải hết sức cẩn thận với những biến chứng mà bệnh có thể gây ra. Những hệ lụy ảnh hưởng đến sức khỏe này thường xảy ra khi người bệnh có sức đề kháng yếu, bệnh nền hoặc ăn uống những thực phẩm có hại cho dạ dày, làm xấu đi tình trạng viêm loét ở dạ dày tá tràng như hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, ăn những thực phẩm cay nóng,…
Những biến chứng của viêm loét dạ dày tá tràng mà bạn cần đề phòng để hạn chế tối đa nguy cơ mắc phải gồm:
- Hẹp môn vị dạ dày: Đây là tình trạng dạ dày bị hẹp lối ra gây ra sự tắc nghẽn lưu thông thức ăn và dịch dạ dày. Nói cách khác, thức ăn sẽ bị ứ đọng tại dạ dày trong thời gian dài và rất khó di chuyển xuống ruột.
- Thủng dạ dày: gây ra những con đau thượng vị dữ dội, người bệnh có triệu chứng đau bụng đột ngột dữ dội, bụng gồng cứng,
- Xuất huyết tiêu hóa: Người bệnh sẽ có hiện tượng ói ra máu hoặc đi tiêu phân đen và/hoặc lẫn máu tươi.
- Ung thư dạ dày: Bệnh ung thư dạ dày có khả năng gây tử vong cao nếu như không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
7. Viêm loét dạ dày tá tràng có nguy hiểm không?
Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh có thể hoàn toàn chữa được nếu được phát hiện sớm. Hơn nữa, ngoài việc tuân theo phương pháp điều trị từ bác sĩ, bệnh nhân vẫn có thể chủ động kiểm soát và cải thiện tình trạng bệnh chủ động bằng cách thay đổi thói quen ăn uống và chế độ sinh hoạt lành mạnh hơn nhằm ngăn ngừa sự gia tăng của những vết loét ở dạ dày tá tràng.
Tuy nhiên, nếu bệnh nhân chủ quan và không thực hiện nghiêm túc việc chữa trị hoặc phát hiện bệnh quá trễ sẽ phải đối mặt với những biến chứng xấu của bệnh, đặc biệt là ung thư dạ dày có nguy cơ tử vong cao.
Vì thế, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là một bệnh cần được lưu tâm và chữa trị đúng, kịp thời để người bệnh có thể cải thiện được tình trạng sức khỏe.
8. Làm sao điều trị viêm loét dạ dày tá tràng?
Việc điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng sẽ phụ thuộc vào tình trạng viêm loét, giai đoạn phát bệnh của bệnh nhân. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ xét qua bệnh sử của bệnh nhân để có thể đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.(5)
Một số phương pháp điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng được sử dụng hiện nay gồm:
- Thuốc kháng tiết acid: Bác sĩ sẽ sử dụng các loại thuốc ức chế acid phổ biến là nhóm thuốc ức chế bơm proton (PPI) có khả năng ngăn chặn acid mạnh. Lưu ý với phương pháp này, người bệnh thường cần ăn một bữa sau dùng thuốc 30 phút để kích hoạt thuốc hoạt động hiệu quả.
- Điều trị bằng kháng sinh: Đối với người bị nhiễm vi khuẩn HP sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Phương pháp này yêu cầu người bệnh cần hoàn thành đầy đủ liều và uống thuốc đúng thời điểm để quá trình điều trị đạt được kết quả tốt nhất.
- Điều trị bằng can thiệp qua nội soi tiêu hóa trên: Bác sĩ sẽ sử dụng ống soi để can thiệp những vết loét đang hoặc có nguy cơ cao chảy máu.
Để khắc phục lại những nhược điểm mà phương pháp Tây y và phẫu thuật mang lại, Trung tâm nghiên cứu ứng dụng sản xuất thuốc Học Viện Quân Y đã bào chế thành công Viên Dạ Dày Plus. Sản phẩm được các chuyên gia đánh giá là “thần dược” hỗ trợ điều trị các viêm loét dạ dày – tá tràng, viêm trợt hang vị dạ dày hiệu quả.
Viên Dạ Dày Plus - do Học Viện Quân Y nghiên cứu và sản xuất, khắc phục đau dạ dày, viêm loét, trào ngược AN TOÀN, HIỆU QUẢ
Viên Dạ Dày Plus là sản phẩm được Học viện Quân y nghiên cứu và sản xuất nhằm cung cấp giải pháp điều trị viêm dạ dày, loét dạ dày tá tràng tại nhà an toàn và hiệu quả.
Sản phẩm có các thành phần thảo dược tự nhiên, bao gồm Ardisia Sylvestris, Sepia esculenta, Glycyrrhiza uralensis, Curcuma longa, Ampelopsis cantoniensis, Symplocos racemosa và Citrus reticulata, cùng với nano-curcumin, Immunecanmix, beta-glucan và Spirulina Platensis. Các thành phần này phối hợp với nhau giúp giảm axit dạ dày, giảm đau, bảo vệ niêm mạc dạ dày, từ đó làm giảm các triệu chứng viêm dạ dày, loét dạ dày.
Sản phẩm hướng đến đối tượng là những người trên 12 tuổi đang bị viêm dạ dày và loét dạ dày. Nó nhằm mục đích giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của những tình trạng này, có thể bao gồm chế độ ăn uống và lối sống không phù hợp, căng thẳng, ô nhiễm môi trường và nhiễm trùng do vi khuẩn như Helicobacter pylori.
Bằng cách cung cấp một giải pháp tự nhiên, an toàn và hiệu quả, Viên Dạ Dày Plus tìm cách cung cấp sự trợ giúp và hỗ trợ cho những người đang gặp khó khăn với các vấn đề về đường tiêu hóa, giúp họ cải thiện sức khỏe tổng thể và sức khỏe tiêu hóa.
Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
9. Cách phòng ngừa viêm loét dạ dày tá tràng
Bạn hoàn toàn có thể tự bảo vệ mình khỏi viêm loét dạ dày tá tràng bằng cách chủ động phòng ngừa bệnh, hạn chế tối đa các hoạt động tiềm ẩn nguy cơ cao khiến bạn mắc bệnh.
Sau đây là một số khuyến cáo từ các chuyên gia y tế giúp bạn có thể ngăn chặn bệnh viêm loét dạ dày tá tràng một cách hiệu quả:
- Hạn chế nguy cơ nhiễm vi khuẩn HP bằng cách vệ sinh tay thường xuyên và ăn những loại thực phẩm sạch, được nấu chín hoàn toàn
- Hạn chế sử dụng thuốc giảm đau hoặc sử dụng thuốc giảm đau theo tư vấn chuyên môn từ phía bác sĩ để tránh tình trạng sử dụng quá nhiều NSAID
- Không uống rượu và hút thuốc lá.
I. BỆNH VIÊM ĐẠI TRÀNG:
1. Viêm đại tràng là gì?
Đại tràng hay ruột già có chức năng hấp thụ nước, muối khoáng từ thức ăn kết hợp với sự hỗ trợ của vi khuẩn tạo bã để phân hủy thức ăn thành phân. Sau đó đại tràng thực hiện co bóp bài tiết cùng với các nhu động ruột để tống phân thải ra ngoài. Do đây là bộ phận phân hủy thức ăn nên dễ bị viêm nhiễm. Viêm đại tràng là tình trạng viêm loét và rối loạn chức năng của đại tràng.
- Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm đại tràng. Bao gồm:
- Nhiễm ký sinh trùng như amip, giun ký sinh đại tràng như giun đũa, giun kim, giun tóc và sán ruột
- Nhiễm vi sinh gây bệnh lỵ Shigella, Salmonella,...gây ra
- Chế độ ăn uống không điều độ thiếu chất xơ, ăn sống, uống nước lã, ăn đồ cay nóng, dùng các chất kích thích như bia, rượu làm tổn thương niêm mạc ruột.
- Các loại thuốc có thể gây kích ứng niêm mạc đại tràng.
- Bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp, bệnh celiac hoặc bệnh vẩy nến tăng nguy cơ mắc viêm đại tràng.
- Axit mật không được hấp thụ đúng cách và gây kích ứng niêm mạc đại tràng.
Các loại giun ký sinh là một trong những nguyên nhân gây viêm đại tràng
Các yếu tố nguy cơ của viêm đại tràng siêu nhỏ bao gồm:
- Tuổi cao: Viêm đại tràng thường gặp nhất ở những người từ 50 đến 70 tuổi.
- Những người bị viêm đại tràng mắc đồng thời cùng các bệnh miễn dịch như bệnh celiac, bệnh tuyến giáp, viêm khớp dạng thấp, bệnh tiểu đường hoặc bệnh vẩy nến.
- Gia đình có người mắc hội chứng ruột kích thích.
- Hút thuốc: Một số nghiên cứu chỉ ra hút thuốc tăng nguy cơ mắc viêm đại tràng.
2. Triệu chứng
- Rối loạn đại tiện kéo dài biểu hiện đi ngoài phân lúc rắn, lúc lỏng, phân thường nát và không thành khuôn, đi từ 2 đến 6 lần trong ngày kèm theo đó là biểu hiện phân sống, lỏng, nát hoặc táo bón, sau khi đi ngoài vẫn còn cảm giác mót muốn đi nữa sau khi vừa đi xong.
- Đau bụng: Cơn đau bụng xuất hiện thất thường, khi âm ỉ, lúc đau bụng dữ dội, lúc đau như kim châm kèm theo chướng bụng và đầy hơi dọc theo khung đại tràng. Vị trí: đau bụng dọc theo khung đại tràng, đau bụng thường xuyên ở hố chậu trái hoặc phải. Cơn đau tăng mạnh sau khi ăn và trước khi đi đại tiện hoặc đau lúc đói.
- Trường hợp nặng hơn có thể bị xuất huyết trực tràng, đi ngoài phân có nhầy và có thể có máu....
- Bệnh nhân thường có triệu chứng chán ăn, mệt mỏi, suy nhược, gầy sút cân.
- Khi ăn đồ lạ, đồ tái sống, đồ có nhiều dầu mỡ dễ bị đau bụng và đi ngoài thường xuyên.
Người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng chán ăn mệt mỏi gây sút cân
3. Bệnh viêm đại tràng có nguy hiểm không?
- Bệnh viêm đại tràng rất nguy hiểm ở chỗ chẩn đoán muộn, khả năng điều trị dứt điểm thấp, rất dễ tái phát và đặc biệt có nguy cơ phát triển thành ung thư đại tràng rất cao.
- Theo các nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh viêm đại tràng mạn tính làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng từ 20- 30% người bị viêm đại tràng đặc biệt nếu bệnh kéo dài.
- Bệnh nguy hiểm ở chỗ bệnh nhân tự ý mua thuốc về uống, không điều trị triệt để đến khi bệnh đến giai đoạn muộn mới đi khám giai đoạn mạn tính khi đó đại tràng bị teo nhỏ rất khó điều trị.
Bệnh viêm đại tràng gây ra các biến chứng nguy hiểm như:
- Xuất huyết ồ ạt: Tình trạng này xảy ra khi lớp niêm mạc đại tràng bị viêm nhiễm nặng, lớp lông nhung trong đại tràng suy giảm kèm theo sử dụng rượu bia, ăn các loại thực phẩm kém vệ sinh và việc không điều trị đúng dễ dẫn đến xuất huyết chảy máu tươi ồ ạt.
- Thủng đại tràng: Hiện tượng này cũng do điều trị bằng kháng sinh, lợi khuẩn đường ruột bị tiêu diệt, lông nhung trơ trọi làm cho vết loét ăn sâu vào đại tràng, bào mòn thành đại tràng, lâu ngày dẫn đến thủng đại tràng.
- Giãn đại tràng cấp tính: Viêm đại tràng lâu ngày có thể dẫn đến biến chứng đại tràng bị giãn, chức năng tiêu hóa giảm nghiêm trọng nguy cơ gây loét và thủng gấp nhiều lần.
- Ung thư đại tràng: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất. Khi niêm mạc đại tràng bị viêm loét kéo dài hoặc viêm loét tái phát nhiều lần làm các tế bào biểu mô niêm mạch dễ có nguy cơ bị loạn sản sau đó chuyển thành u ác tính ở đại tràng.
Tình trạng viêm loét lâu ngày có thể dẫn tới ung thư đại tràng
4. Các phương pháp điều trị viêm đại tràng
- Khi có biểu hiện của bệnh viêm đại tràng thì bệnh nhân cần đi khám, nội soi đại tràng, nội soi hệ tiêu hóa để có thể phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Đây là phương pháp chẩn đoán và chữa trị hiệu quả bệnh.
- Không nên tự ý điều trị không đúng chỉ định của bác sĩ vì dùng thuốc không đúng sẽ khiến bệnh nặng hơn, kháng thuốc gây khó khăn trong điều trị viêm đại tràng.
- Bệnh ở giai đoạn nhẹ có thể dùng thuốc uống và theo dõi định kỳ. Nếu bệnh nặng sẽ cần phải can thiệp phẫu thuật.
5. Phòng ngừa
- Chế độ ăn đảm bảo vệ sinh ăn uống lành mạnh (ăn chín uống sôi; đa dạng rau, củ, quả).
- Thực hiện sổ giun định kỳ 6 tháng/ lần.
- Hỗ trợ hệ tiêu hóa bằng các men tiêu hóa sống.
- Khi có những dấu hiệu của bệnh viêm đại tràng cần đi khám sớm, để được chẩn đoán và có biện pháp điều trị kịp thời.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN NHANH