098877 1616

Tất tần tật 36 cách khắc phục trào ngược dạ dày ngày lễ đơn giản ngay tại nhà

Trào ngược dạ dày (GERD) là bệnh rất phổ biến tại nước ta. Để kiểm soát được căn bệnh này, bệnh nhân cần phối hợp việc điều trị bằng thuốc và thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt cho phù hợp. Hãy cùng tìm hiểu về cách chữa trào ngực dạ dày tại nhà nhé!

Trào ngược dạ dày (GERD) là bệnh rất phổ biến tại nước ta. Để kiểm soát được căn bệnh này, bệnh nhân cần phối hợp việc điều trị bằng thuốc và thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt cho phù hợp. Hãy cùng tìm hiểu về cách chữa trào ngực dạ dày tại nhà nhé!

Trào ngược dạ dày là gì?

Thông thường sau khi nuốt, thức ăn được đưa xuống dạ dày bằng các cơ thắt của thực quản. Các cơ này giãn ra để thức ăn đi xuống và đóng lại ngay sau đó.

Tuy nhiên, ở những bệnh nhân mắc bệnh trào ngược dạ dày (GERD), việc mở đóng của cơ thắt thực quản bị rối loạn. Chính vì vậy, axit trong lòng dạ dày dễ dàng bị trào ngược lên khiến bệnh nhân cồn cào khó chịu, ợ hơi, ợ chua, ợ nóng liên tục.

Dấu hiệu trào ngược dạ dày:

  • Ợ nóng, ợ trớ.
  • Buồn nôn, nôn.
  • Hôi miệng và đắng miệng.
  • Khàn giọng, ho, khó nuốt khi ăn.

Trào ngược dạ dày là tình trạng khó chịu phổ biến. Tìm hiểu thêm về trào ngược dạ dày, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và các biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

Hãy đọc để tìm hiểu cách quản lý và giảm bớt các triệu chứng khó chịu này!

update

Viên dạ dày plus  Học Viện Quân Y - Giải pháp mới

 

update

4h Viên dạ dày plus - Liệu trình hiệu quả 1 tháng

 

1. Tránh tiêu thụ một số loại thức ăn:
Với những bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản, dạ dày của họ sẽ “nhạy cảm” với đồ ăn hơn người bình thường. Tránh tiêu thụ một số loại thức ăn dưới đây cũng là một cách chữa trào ngược dạ dày:

  • Đồ ăn cay nóng: ớt, kim chi, rượu bia,...
  • Đồ ăn chua (có tính axit cao): cam, chanh, bưởi, canh chua,...
  • Đồ ăn khó tiêu: đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, cà phê,...
  • Rau củ sống: hành tây,...

Chỉ ăn một lượng nhỏ những đồ ăn kể trên cũng sẽ khiến bệnh nhân cồn cào, buồn nôn, nóng rát vùng thượng vị, ợ hơi, ợ chua. Vậy nên, hãy hạn chế nhé!

2. Ăn nhóm thực phẩm Alkaline
Nhóm thực phẩm alkaline bao gồm các loại trái cây, rau quả và một số ngũ cốc nguyên hạt có tính kiềm.

Chế độ ăn alkaline giúp cân bằng acid - kiềm trong dạ dày, giúp giảm tiết acid dạ dày, tăng tiết chất nhầy để bảo vệ niêm mạc dạ dày. Một số thực phẩm alkaline bao gồm:

  • Rau xanh: súp lơ, diếp cá, dưa chuột, xà lách, đậu Hà Lan,...
  • Trái cây: táo, chuối, nho, kiwi, dưa hấu,...
  • Các loại củ: khoai lang, khoai tây, cà rốt,...
  • Các loại hạt: hạnh nhân, óc chó, hạt điều,...
  • Các loại gia vị: tỏi, hành, tiêu, mù tạt,...

3. Sử dụng mật ong
Nghiên cứu cho thấy mật ong có tác dụng kích thích dạ dày tiết chất nhầy, bảo vệ niêm mạc dạ dày và thúc đẩy quá trình làm lành vết loét dạ dày.

Bên cạnh đó, mật ong còn có thể giúp điều trị chứng trào ngược và tổn thương thực quản.

update

Viên dạ dày plus  Học Viện Quân Y - Giải pháp mới

 

update

4h Viên dạ dày plus - Liệu trình hiệu quả 1 tháng

 

4. Sử dụng gừng
Củ gừng giúp giảm triệu chứng nôn, buồn nôn ở người trào ngược dạ dày. Ngoài ra, gừng còn giúp cho quá trình tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn.

Một đánh giá năm 2014 kết luận rằng, bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản nên ăn 1 - 1,5 gram gừng khô trước bữa ăn 1 tiếng.

Tuy nhiên, phương pháp này không nên dùng cho người bị rối loạn chảy máu hoặc chuẩn bị phẫu thuật bởi nó có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết.

5. Sử dụng cam thảo
Cam thảo từ lâu đã được dùng trong các bài thuốc điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng nhờ có khả năng ức chế tổng hợp prostaglandin và lipoxygenase. Chúng cũng được khuyên dùng ở các bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản.

Một nghiên cứu trên 50 người lớn mắc chứng khó tiêu được chia thành 2 nhóm: Nhóm dùng 75mg chiết xuất cam thảo và nhóm dùng giả dược. Sau 30 ngày, nhóm dùng cam thảo cho thấy sự cải thiện rõ rệt các triệu chứng chướng bụng, khó tiêu, đầy hơi.

6. Sử dụng cây du trơn
Chất nhầy có trong vỏ của cây du trơn giúp kích thích tăng tiết dịch nhầy, bảo vệ niêm mạc dạ dày, tá tràng khỏi các yếu tố tấn công.

Bên cạnh đó, cây du trơn còn chứa tanin giúp giảm kích ứng đường ruột, cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày tá tràng. 

Cách sử dụng: Bạn có thể pha 1 muỗng bột cây du trơn để uống 3 lần mỗi ngày. Kiên trì sử dụng đến khi các triệu chứng được cải thiện.

7. Sử dụng rễ cây thục quỳ (cẩm quỳ)
Rễ cây thục quỳ có tính mát, vị ngọt, có tác dụng giải độc, bảo vệ niêm mạc dạ dày và có tác dụng chống loét dạ dày.

Các thành phần có trong rễ cây thục quỳ bao gồm:

  • Polysacarit là tác nhân bảo vệ tế bào, giúp kích thích tiết chất nhầy và tăng sinh niêm mạc để bảo vệ dạ dày.
  • Saponin là chất có tác dụng chống loét, ức chế dạ dày tiết axit.
  • Chất nhầy và flavonoid có trong rễ cây thục quỳ có thể bảo vệ niêm mạc dạ dày, giảm nguy cơ mắc một số bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa. 

8. Sử dụng nghệ
Nghệ có khả năng kích thích tiết chất nhầy trong dạ dày, giúp niêm mạc dạ dày được bảo vệ và tránh các tác nhân gây loét.

Bên cạnh đó, trong nghệ có chứa hàm lượng curcumin cao giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và ức chế các yếu tố gây viêm.

Cách sử dụng: Hòa tan tinh bột nghệ nguyên chất và uống trước khi ăn 30 phút.

9. Sử dụng nha đam
Trong nha đam có chứa nhiều chất như vitamin C, vitamin nhóm B, vitamin E, kẽm, natri, canxi,... giúp ngăn ngừa sự phát triển của các vết loét ở vùng niêm mạc dạ dày.

Nha đam còn là một chất chống viêm tự nhiên, có tác dụng làm dịu niêm mạc dạ dày và thực quản bị viêm.

Cách dùng:

  • Rửa sạch lá nha đam, cắt thành từng miếng nhỏ.
  • Xay nhuyễn nha đam cùng với mật ong.
  • Dùng hỗn hợp này từ 2 - 3 lần/ngày, sử dụng khoảng 20ml và không nên uống quá 90ml mỗi ngày.
  • Lưu ý: Bạn nên đậy kín hỗn hợp và bảo quản ở tủ lạnh.

10. Sử dụng lá tía tô
Lá tía tô chứa các thành phần có lợi như axit alpha-linoleic, xeton, furan, hydrocarbon, aldehyde,... có tác dụng kháng viêm, giảm đau, cải thiện tình trạng chướng bụng, ợ nóng và giúp cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày, tá tràng.

Do đó, bổ sung lá tía tô trong chế độ ăn uống hằng ngày cũng giúp giảm trào ngược dạ dày.

11. Sử dụng hạt thì là
Hạt thì là được xem là một chất giúp hỗ trợ tiêu hóa với thành phần giàu vitamin và khoáng chất, chẳng hạn như anethole - hợp chất giúp cải thiện các vấn đề của dạ dày trong đó bao gồm tình trạng trào ngược dạ dày, thực quản. 

Bạn nên sử dụng hạt thì là đã nghiền nát cho vào nước sôi để pha trà và uống sau bữa ăn để điều trị trào ngược dạ dày.

12. Sử dụng lá trầu không
Lá trầu không có tính cay và nóng nên có tác dụng sát khuẩn, đồng thời giúp cân bằng lượng acid trong dạ dày. Ngoài ra, lá trầu không còn giúp tăng khả năng co bóp và giúp bảo vệ niêm mạc của dạ dày.

Tanin có trong lá trầu không giúp phục hồi và làm lành có vết viêm loét ở dạ dày.
Các vitamin và khoáng chất có tác dụng ức chế dạ dày tiết axit quá mức, giúp cải thiện ổ viêm loét.
Betel phenol giúp niêm mạc dạ dày tăng cường sản xuất chất nhầy.
Cách sử dụng: Bạn nên dùng khoảng 5 lá trầu không đem nấu với nước trong vòng 5 phút. Uống sau ăn 1 giờ và kiên trì thực hiện trong vòng 1 tháng để đạt được hiệu quả.

update

Viên dạ dày plus  Học Viện Quân Y - Giải pháp mới

 

update

4h Viên dạ dày plus - Liệu trình hiệu quả 1 tháng

 

13. Sử dụng lá mơ lông
Lá mơ lông có tác dụng kháng viêm nhờ thành phần có chứa paederin và sulfur dimethyl disulphide. Bên cạnh đó, lá mơ lông còn có tác dụng điều trị các triệu chứng của trào ngược dạ dày như: đau bụng, đầy hơi, khó tiêu.

Cách sử dụng: Bạn nên dùng 20g đến 30g lá mơ đã rửa sạch, sau đó giã thành nước để uống hàng ngày.

14. Sử dụng baking soda
Baking soda giúp trung hòa lượng axit dư thừa trong dạ dày để giảm bớt chứng ợ chua, cải thiện vấn đề trào ngược dạ dày thực quản. 

Cách sử dụng: Pha nửa muỗng cà phê baking soda vào một cốc nước đun sôi để nguội. Bạn nên duy trì uống hỗn hợp này 2 lần/ngày và uống sau bữa ăn khoảng 1 giờ.

15. Sử dụng giấm táo
Giấm táo là một loại thực phẩm kiềm hóa, giúp cân bằng độ pH trong dạ dày. Do đó, giấm táo có tác dụng chống lại vi khuẩn và bảo vệ niêm mạc dạ dày. 

Bạn nên uống một hoặc hai thìa cà phê mỗi sáng và pha với mật ong hoặc nước đun sôi để nguội, ngậm nó trong miệng vài giây trước khi nuốt và uống sau bữa ăn.

16. Ăn đu đủ
Đu đủ là thực phẩm giúp cải thiện hệ tiêu hóa, giảm tình trạng trào ngược axit dạ dày, thực quản. Các vitamin A, vitamin K, vitamin C có trong đu đủ có tác dụng chống lại hiện tượng trào ngược, bảo vệ thực quản.

Bên cạnh đó, đu đủ có chứa papain, enzym chymopapain giúp phân giải protein trong đường tiêu hóa. Nhờ vậy, hệ tiêu hóa làm việc nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Cách sử dụng: Bạn nên kiên trì ăn sinh tố đu đủ từ 3 đến 4 lần mỗi tuần.

17. Uống trà hoa cúc
Trà hoa cúc có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, giúp làm dịu và chống co thắt dạ dày nhờ thành phần có chứa levomenol.

Vì thế, uống trà hoa cúc có thể cải thiện tình trạng axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản, giảm tình trạng sưng, viêm và đau rát tại thực quản.

Cách sử dụng: Bạn nên uống 1 cốc trà hoa cúc khoảng 30 phút đến 1 tiếng trước khi đi ngủ hoặc khi bị trào ngược dạ dày.

18. Nhai kẹo cao su
Trong kẹo cao su, kẹo singum có chứa hoạt chất bicarbonate (có tính kiềm), vì vậy nó có khả năng trung hòa được axit dịch vị, rất phù hợp với người mắc chứng trào ngược. Điều này đã được các nhà khoa học chứng minh từ một nghiên cứu của Rachel Brown và cộng sự vào tháng 6 năm 2015.

19. Tránh sử dụng lá bạc hà
Đã có một vài nghiên cứu chỉ ra ảnh hưởng làm giảm áp lực của cơ vòng thực quản dưới do sử dụng tinh dầu bạc hà. Điều này không hề tốt cho bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản. 

Tinh dầu bạc hà có nhiều trong kẹo ngậm, kẹo ho, trà thảo dược,... Bạn hãy lưu ý để tránh những loại sản phẩm này nhé!

20. Thực hiện chế độ ăn kiêng ít carbohydrate
Đã có nhiều bằng chứng cho thấy rằng chế độ ăn kiêng ít carbohydrate sẽ làm giảm các triệu chứng trào ngược axit.

Để lý giải điều này, các nhà khoa học cho rằng khi carbohydrate trong dạ dày không được tiêu hóa hết sẽ kích thích vi khuẩn phát triển quá mức, dẫn đến tăng áp lực trong lòng dạ dày. Điều này góp phần làm tăng triệu chứng trào ngược dạ dày.

Carbohydrate có nhiều trong cơm, khoai lang, ngô, yến mạch,... Bạn hãy hạn chế những thực phẩm này nhé!

21. Không uống quá nhiều cà phê
Uống nhiều cà phê có khả năng làm giãn cơ thắt thực quản của bạn. Như đã giải thích ở trên, khi cơ thực quản đóng mở một cách bất thường sẽ làm axit dạ dày trào ngược gây ra các triệu chứng khó chịu.

Ngoài ra, cafein có trong cà phê cũng kích thích lên dây thần kinh X gây tăng tiết acid dạ dày, làm cho triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản nặng thêm.

Vậy nên, bạn không nên uống nhiều cà phê và hạn chế trong quá trình chữa bệnh trào ngược dạ dày để giảm nguy cơ mắc bệnh.

22. Hạn chế đồ uống có ga
Các bác sĩ khuyên bệnh nhân bị trào ngược dạ dày nên hạn chế đồ uống có ga. Nguyên nhân là do trong đồ uống này chứa nhiều khí cacbondioxit, gây ợ hơi liên tục sau khi uống sẽ tạo cơ hội cho axit từ dạ dày trào ngược lên trên.

23. Không uống quá nhiều nước cam quýt
Như bạn đã biết, cam quýt là nhóm trái cây chứa hàm lượng axit cao, đặc biệt là axit ascorbic và axit citric. Khi ăn nhiều cam quýt, lượng axit trong nó sẽ kích ứng niêm mạc thực quản, gián tiếp làm trầm trọng các triệu chứng ợ chua, ợ nóng.

24. Ăn tối sớm
Ăn bữa tối ngay trước khi ngủ có nguy cơ khiến bạn bị trào ngược ngay trong đêm, đây là do việc thay đổi tư thế lúc nằm sau khi ăn. Các chuyên gia khuyên bạn nên ăn bữa tối trước giấc ngủ ít nhất 3 tiếng để đảm bảo hệ tiêu hóa giảm hoạt động khi đến giờ ngủ.

25. Điều chỉnh cách ăn uống
Không chỉ cần chú ý lựa chọn thực phẩm phù hợp, cách ăn uống của bạn cũng cần thay đổi để hỗ trợ chữa trào ngược dạ dày.

Để ngăn ngừa tình trạng trào ngược dạ dày bạn nên luyện tập một số thói quen ăn uống sau:

update

Viên dạ dày plus  Học Viện Quân Y - Giải pháp mới

 

update

4h Viên dạ dày plus - Liệu trình hiệu quả 1 tháng

 

  • Nên ăn nhiều bữa nhỏ: các bữa ăn với lượng lớn thức ăn sẽ tạo áp lực lớn hơn với cơ thắt thực quản của bạn, vì vậy việc chia nhỏ các bữa ăn cũng là một cách làm giảm triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày.
  • Nên ăn trong trạng thái thoải mái: việc phải ăn quá nhanh hoặc ăn trong trạng thái căng thẳng rất dễ khiến bạn gặp phải triệu chứng trào ngược dạ dày.
  • Nên tập trung vào bữa ăn: nếu bạn vừa ăn, vừa phải tập trung vào việc khác (như trông con, xem tivi, đọc sách,...) thì hãy dừng thói quen này lại. Bởi nó khiến bữa ăn của bạn kéo dài hơn, đồng thời tăng áp lực cho dạ dày.

26. Ngồi thẳng khi ăn
Với bệnh nhân bị trào ngược dạ dày, tư thế khi ăn cũng rất quan trọng. Tư thế tốt nhất là ngồi thẳng khi ăn, làm như vậy sẽ giúp đường tiêu hóa trên của bạn tạo thành một đường thẳng, tạo điều kiện thuận lợi nhất để tiêu hóa thức ăn.

27. Tránh một số hoạt động sau khi ăn
Một lưu ý nữa trong quá trình chữa bệnh trào ngược dạ dày là hạn chế hoạt động sau khi ăn. Đặc biệt bạn cần tránh các công việc phải cúi gập người, hoặc thay đổi tư thế liên tục.

Thay vào đó, hãy ngồi nghỉ ngơi trong khoảng 30 phút đến 1 tiếng sau khi ăn để thức ăn được tiêu hoá và tránh tình trạng trào ngược dạ dày.

28. Quản lý cân nặng
Bạn có biết,người béo phì có tỷ lệ mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản cao hơn người bình thường. Quản lý cân nặng là một phương pháp được khuyên áp dụng trong quá trình chữa bệnh trào ngược dạ dày.

Lưu ý rằng, bạn nên siết cân nặng từ việc ăn uống lành mạnh, tập luyện thể dục thể thao và có thể kết hợp bổ sung các sản phẩm hỗ trợ giảm cân.

29. Nâng cao đầu khi ngủ
Các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày có xu hướng xảy ra vào ban đêm. Các chuyên gia khuyên bạn nên nâng cao đầu khi ngủ vì ở tư thế này axit dạ dày sẽ khó trào lên thực quản.

30. Ngừng hút thuốc
Một nghiên cứu trên 141 người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản, được chia thành 2 nhóm điều trị trong 1 năm. Trong đó, 1 nhóm đã cai thuốc lá thành công và nhóm còn lại là những người vẫn hút thuốc lá.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự cải thiện bệnh GERD những người cai thuốc lá thành công cao hơn đáng kể (43,9%) so với nhóm còn lại.

Với kết quả như trên, các bác sĩ khuyên bệnh nhân đang chữa trào ngược dạ dày nên ngừng hút thuốc.

31. Ngủ nghiêng bên trái
Bạn hãy ưu tiên nằm nghiêng sang bên trái trong khi ngủ, ở tư thế này dạ dày sẽ ở trạng thái thấp hơn thực quản giúp bạn kiểm soát bệnh tốt hơn.

Ngược lại, nếu bạn nằm nghiêng về bên phải, axit dịch vị sẽ dễ dàng trào ngược qua cơ thắt thực quản, gây ra các triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày.

32. Tránh quần áo chật
Khi bạn mặc quần áo chật, đặc biệt với quần áo siết chặt vùng bụng hay thắt lưng, nghĩa là bạn đang tăng thêm áp lực cho dạ dày của bạn. Nếu bạn đang mắc bệnh GERD thì nên ưu tiên lựa chọn quần áo thoải mái để hạn chế triệu chứng của bệnh.

33. Thư giãn với thiền hoặc yoga
Stress được cho là một trong số các nguyên nhân quan trọng gây ra bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Vậy nên việc thư giãn, giảm stress cũng rất có lợi cho bệnh nhân.

Yoga hoặc thiền là những bộ môn tập trung vào cơ thể và tâm trí, có thể giúp bạn giải tỏa căng thẳng hiệu quả.

34. Tập hít thở bằng bụng
Tập hít thở bằng bụng giúp làm giảm căng thẳng, lo âu - là một trong những nguyên nhân gây các vấn đề về dạ dày, tá tràng.

Nếu thực hiện động tác hít thở bằng bụng mỗi ngày sẽ giúp giảm sự co bóp dạ dày và giảm tiết acid ở dịch vị dạ dày.

Các bước tập hít thở bằng bụng:

  • Bước 1: Đặt một tay ở dưới xương sườn và tay kia ở trên ngực.
  • Bước 2: Hít vào thật sâu bằng mũi, bụng sẽ nhô lên đồng thời đẩy tay lên.
  • Bước 3: Thở càng chậm càng tốt bằng miệng.
  • Bước 4: Lặp lại từ 3 - 10 lần.

35. Dùng thuốc không kê đơn
Một số loại thuốc không kê đơn có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, thường được sử dụng để điều trị các triệu chứng trào ngược, đặc biệt là làm giảm ợ nóng.

Thuốc có tác dụng trung hòa acid dạ dày, làm tăng độ pH của thực quản và dạ dày, kích thích tiết chất nhầy giúp ngăn chặn trào ngược acid dạ dày.

Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày làm giảm nhanh các triệu chứng trào ngược, nhưng thời gian tác dụng của thuốc lại ngắn. Do vậy, bạn phải dùng thường xuyên và theo sự chỉ định của bác sĩ, tùy trường hợp bệnh của mỗi người.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo sử dụng các thực phẩm chức năng hỗ trợ tiêu hoá để cải thiện sức khoẻ đường ruột.

36. Khi nào cần thăm khám bác sĩ?
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Khi có một trong các triệu chứng của trào ngược dạ dày dưới đây bạn nên đến thăm khám bác sĩ sớm nhất để có thể thực hiện các bài test chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày:

  • Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua.
  • Buồn nôn và nôn.
  • Đau tức vùng thượng vị.
  • Khó nuốt.
  • Khàn giọng và ho.
  • Miệng tiết nhiều nước bọt.

Các xét nghiệm bệnh trào ngược dạ dày

  • Nội soi dạ dày: là phương pháp được ưu tiên trong chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày do tính an toàn và chính xác cao. Ống nội soi sẽ được đưa vào dạ dày qua đường miệng, đầu camera sẽ ghi lại hình ảnh những vị trí tổn thương tại dạ dày thực quản giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán.
  • Đo pH thực quản trong 24h: là phương pháp nhẹ nhàng hơn cho bệnh nhân. Ống đo sẽ được đưa vào thực quản của bệnh nhân để đo pH trong 24h. Với phương pháp này, bệnh nhân thoải mái thực hiện các sinh hoạt như hàng ngày.
  • Đo áp lực nhu động thực quản: đây là xét nghiệm giúp đo được sự co thắt nhịp nhàng của cơ thực quản trong khi bạn nuốt. Kỹ thuật này giúp khảo sát chức năng thực quản của bạn có hoạt động bình thường hay không.
  • Bác sĩ cũng có thể chỉ định chụp X-quang cho bạn. Bạn sẽ được uống 1 dung dịch phản quang có màu trắng để dễ dàng cho việc chụp phim. Thông qua hình ảnh trên phim chụp, các bác sĩ có thể nhìn thấy được các tổn thương trên đường tiêu hóa.

Nguồn: benhvien103.vn

update

Viên dạ dày plus  Học Viện Quân Y - Giải pháp mới

 

update

4h Viên dạ dày plus - Liệu trình hiệu quả 1 tháng

 

Bài viết liên quan

Đặt hàng trực tuyến

Đặt hàng trực tuyến

Mua hàng trực tuyến luôn rẻ hơn mua tại cửa hàng

Xác nhận đơn hàng

Xác nhận đơn hàng

Nhân viên gọi điện xác Nhận đơn hàng để giao hàng

Freeship

Freeship

Giao hàng nhanh trong toàn quốc miễn phí

Thanh Toán

Thanh Toán

Nhận được hàng mới thanh toán tiền